Họ Việt thường triều nhà Trần có bậc công thần giúp nước, có linh thiêng ứng nghiệm lớn, xứng đáng phong tặng là bậc Phúc thần, bậc Đại vương, sao lục ở ngọc phả cổ, chính bản công thần bộ lễ nhà nước (Bộ thứ 8 người em thứ 9 nhân thần, thuộc thuỷ trên quẻ cấm).
Nước Việt xưa trời Nam mở vận cơ đồ thánh tổ, đã hơn 2 nghìn năm. Vận nhà Hùng thịnh vượng gọi là tổ của bách Việt vậy, trải đến dòng dõi nhà Hùng vương rồi đông Hán, Ngô, Tấn, lương gồm 149 năm, non sông nước Nam theo vào nội quân. Về sau nước Nam ta, 4 họ Đinh, Lê, Lý, Trần đều là các Vua anh hùng nối tiếp cai trị đất nước.
Lại nói thời trước đó đến thời Hùng Vương Long Quân đi khắp thiên hạ, bỗng gặp Âu Cơ đang sống một mình, hình dung nha sắc lạ kỳ lớn lao ở cung tiên lạ lắm, Long quân rất yêu Âu Cơ nên làm những việc tốt khiến cho phong tư càng thêm tuấn tú mỹ lệ, người theo hầu thêm đông, ca hát văn vật như ở trong cung. Âu Cơ thấy Long Quân thấy lòng cũng rất vui và cùng nhâu kết nối vợ chồng, được một năm Âu Cơ cảm động có thai sinh ra một bọc cho là không ra gì bèn vứt ở ngồi đồng. Được hơn một tháng trong bọc phá ra 100 trứng, mỗi trừng nở ra một con trai, mỗi cậu bé càng tuấn tú mỹ lệ khác thường, lớn lên có oai dũng lớn, thông minh miễn tiệp, có trí tuệ toàn vẹn, mọi người đều sợ phục cho là những anh em phi thường, năm đó các cậu đã vào tuổi 14, Long Quân nói với Âu Cơ rằng: ‘ Thiếp là người nước bắc lấy nhau sinh được 100 trai, không do cúc dục (nâng đỡ dạy dỗ) xưa theo nhau mà không vứt bỏ khiến thành kẻ không vợ không chồng trên đường trưởng thành vậy” Long Quân bảo ràng ta là khí thuộc giống thuỷ, nàng là khí thuộc giống tiên ở núi, gốc vốn không thuộc phận nhau, nước và lửa xung khác nhau, tuy ở với nhau lâu phức tạp, khí âm dương hợp nhau. Ta đem 50 con trai về thuỷ phủ, chia trị các xớ sông, còn nàng cùng 50 con trai chúng ta ở đất núi mà cai trị. Lên núi non, vào sông nước có việc sẽ suy tìm nhau.
Các con đều nghe theo rồi sau đó từ biệt ra đi. lúc đó 50 con trai theo mệnh cha đI về thuỷ phủ, chia nhau trấn trị xứ sông nước, cùng phục tùng nhau, lập làm quân thần đưa người con trưởng Vua Hùng tôn lên làm Vua gọi là Hùng Vương. Hiệu nước là nước Văn Lang. Đong giáp Nam hải, Tây tới ba thục, Bắc đến động đình, Na tới hà tôn, đều chia trong nước làm 15 bộ. 1 là Giao Chỉ, 2 là Chu Diên, 3 là Võ Ninh, 4 là Phúc lộc, 5 là Hải ninh, 6 là Dương tuyền, 7 là Lục Hải, 8 là Hoài Hoa, 9 là Cửu Chân, 10 là Châm Định, 11 là Nhật nam, các con em Vua Hùng chia ra để cai trị dùng thân thuộc vậy. đặt các con lên làm tướng văn, tướng võ. Tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, con trai Vua gọi là Quan lang, con gái gọi là Mỵ nương. (Cong 50 con trai theo mẹ về núi non trấn trị có phả tích khác).
Lại nói thời đó người con thứ 11 của Long Quân, diện mạo khác thường, trí dũng siêu việt mọi người, tính thích nước vui chơi nơi sông nước, hỏi han bến bờ thuộc người cha, có tên kiêng Huý là Hợp Lang tước, xưng là tướng văn lạc hầu, chia ở phủ Hoài hoan. Từ đó về sau Lạc hầu tính bẩm trời sinh, long Quân có giặc mệnh sai ông nhậm trị ở giang đầu có thể nổi, chìm đùa chơi nơi sông nước hỏi thăm bến bờ, thời gian đó Lạc hầu bỗng theo dòng Sông Mã, tìm đến sông ngoài nước biếc đất linh thiêng, bèn một mình hiện hình đi đến đất Trang Chân Bái ở huyện Yên Định, bèn lên trên đất đó nhiều lần ngóng 4 phương ngắm phía đông trông phía tây, quan sát vết tích núi đó, sứ nước giao tụ nhau lập thành sông đo danh giới ở.
Thấy ở đất Trang sông nước biếc linh thiêng trong lành, hình sông thế núi uyển chuyển với giải đất anh linh trọng yếu. Lạc hầu gọi Cụ già Bản Trang xây dựng một ngôi Đền thờ ở trên sông sứ đất mang là đất có di tích linh thiêng, nhân dân xây dựng ở chính địa điểm này. Lạc hầu bèn biến về thuỷ cung (tức ngày 4 tháng 4).
Từ đó hàng năm đến ngày mùng 4 tháng 4 nhân dân tiến hành lệ hương đèn cúng tế. Được hơn một năm nhân dân giàu mạnh cho là được hưởng phúc anh linh.
Sau đến Hai bà Trưng tự lập làm Vua đã được 3, 4 năm. Vua nhà hán là Quang Võ sai Mã viện và Lưu long…vv đem 3-4 chục vạn quân đến đánh, vì tuyết băng hận linh ở quan ải Chi Lăng, biên tư cáo gấp với Trưng Vương, bèn sai sứ thần đến các đất sông nước, ngầm cầu các giàng dõi con cháu Vua Hùng trước thuộc thuỷ linh Vương để huyện giúp đỡ. Sứ thần đi đến đất Trang Chân Bái, huyện Yên Định, Phủ Thiệu Thiên thám sát dò hỏi. Bổng gặp ông già Họ Trịnh thế nhà học nghiệp thi thư, bèn hỏi sứ giả rằng “Sứ giả vốn cầu tìm việc gì” sứ thần nói hết sự việc, ông họ Trịnh đến trước nói rằng (dân Chân Bái chúng tôi vốn có Đền thần tối cao linh thiêng cầu xin ắt ứng đáp, vì đã trợ giúp cho dòng dõi Vua Hùng trước quân họ hiển hiện vậy). Sứ thần tề chỉnh đầy đủ đến Đền thờ thiên, ngầm tiến hành yết lễ ở Trang Chân Bái, nhân dân cùng làm lễ yết cầu. Bỗng đến nữa đêm tức ngày mùng 9 tháng 2 tự nhiên đất trời mù mịt nỗi mạnh gió mưa, nước sông dâng đầy, bèn đến sáng ngày hôm sau trông về bên tả Cung Đền thấy một người áo mũ sán lạn rực rỡ tay cầm gậy tre thần, cỡi Rồng bạch bơi trên mặt nước, dao. Long, cá, rùa cùng nỗi lên ở trên, bèn đứng ở của bến sông đọc một câu rằng: “Ta là con Vua hùng tiếng linh thiêng ở trong dân ta, nhân dân đều là thần tử hiệp, giáo nữ quân” đọc xong biến mất. Đất đó cây cỏ sầm uất thường thường linh thiêng xuất hiện ánh sáng hồng như lửa đỏ, đó là ở đất linh thiêng vậy. Liền hôm sau đó sứ thần cùng nhân dân làm lễ yết tạ, sứ thần trở về tâu lại Trương Vương, bà triệu bản Trang nhân dân cùng tiến binh cả thuỷ bộ điện thờ ở hai bờ sông, tiếng sấm vang trăm dặm, tiến thẳng đến của quan Chi Lăng đánh phá một trận lớn, sai binh vốn đến như tiếng sấm thúc khô đụng bất hổ, thế oai đại phá trúc trẻ, quân giặc kinh sợ thấy đều chạy tan, bèn dẹp yên giặc. Trương Vương thấy thế cho là linh thiêng lạ kỳ tự cử tiến binh cùng nhân dân cử trở về chính đền thiêng Trang Chân Bái tiến hành làm lễ bái yết, mở yến tiệc mừng lớn, khen thưởng uỷ lạo quân dân tiến hành ca hát vui vẻ trong một tháng, ban thưởng cho nhân dân tiền công 60 quan để làm ơn công tiền ban thêm cho ông nhà họ Trịnh tiền bạc 2 lượng, lại hạ lệnh cho nhân dân bản Trang Chân Bái chia làm hai đạo thần tử theo tạo lập hai bên sứ sông để làm hai khu tả hữu án giữ danh giới sông nơi hoá linh thiêng. Lại hạ mệnh tu sửa Đền thờ chính ở đất đó. Cùng kỳ hương hoả phụ thờ ban cấp tiền công 27 quan, cho phép được miễn binh lương.
Lệ hàng năm phong tập, mỹ tự chữ đẹp là: Thượng đẳng phúc thần lớn cùng đất nước mãi mãi thịnh vượng.
Phong đương cảnh thành hoàng hiến hách anh linh tu tề giúp nước. Thượng đẳng phúc thần đại vương.
Cho phép hai khu tả hữu Trang Chân Bái huyện Yên Định phủ Thiệu thiên Châu hoan làm bãi hộ thần thờ hương hoả.
Về sau trải đến triều Trần Nhân Tông là Vua anh minh (từ 1293-1313) bông nhiên năm Trùng Hưng thứ 2 triều Trần Nhân Tông 1286, hai trường thiên mạc gặp hạn hán, lúa mùa bị tổn hại, nhân dân trong thiên hạ phần nhiều bị đói hại, triệu đại nhà Vua bị hoạn nạn, lệnh cho các Đình thần trở về chính ngôi Đền thờ thiêng ở Trang Chân Bái hai lệnh làm lễ tế cầu đảo, được 3 ngày tự nhiên mây trời mù mịt, trời giáng xuống cơn mưa lớn, ở trước cung Đền thờ bên tử gió êm về sau nhân dân gọi danh hiệu là sứ Cồn tắt. Vì cho đó là có sự linh thiêng ứng nghiệm, trở về dâng biểu tâu lên nhà Vua trước sự chứng kiến ở cung Đền thờ, núi tượng là bình phong phía trước, gọi là núi chiếu khí án thông nỗi lớn trận mữa to. Từ đó trải khắp thiên hạ 4 phương đều được an ủi vỗ về, người người đều xem đó là sự phúc đức của nhà Vua có anh linh trước Đền, linh truyền cho các cụ già bản Trang Chân Bái tiến hành làm lễ tạ cầu đảo ban thưởng thêm tiền cồn 28 quan để làm việc tế thờ xuân thu 2 kỳ bằng tiền công. Tặng phong mỹ tự chữ đẹp là: Thượng đẳng phúc thần muôn đời được thờ cúng tới vô cùng vậy.
Tặng phong Đương cảnh Thành Hoàng hiển hách anh linh, cứu tế rộng khắp, hiệp cùng đất nước linh thiêng, thêm suốt cảm ứng, bậc đại vương phúc thần thượng đẳng tối linh. Cho phép 2 bên tả hữu Trang Chân Bái huyện Yên Định, phủ Thiệu thiên, đạo Thanh Hoá phụng thờ y như trước.
Ngày sinh, ngày mất, tên huý thờ lệ khai ra sau:
Tên kiêng huý hai chữ Hợp Lang nhất thiết cấm, khi tiến hành làm lễ, sắc trắng không được mặc vì điều cấm.
– Ngày sinh: Ngày 25 tháng 8.
– Ngày mất: Ngày 4 tháng 4.
– Ngày mùng 9 tháng 2.
– Ngày làm lễ khánh tiêt 13 tháng 11.
– Ngày làm năm đầu Hồng phúc 1572.